Kiểm định cân đồng hồ lò xo
Nội dung chính
- Cân đồng hồ lò xo là gì?
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
- Ứng dụng
- Tại sao kiểm định cân đồng hồ lò xo?
- Quy trình kiểm định
Cân lò xo là một loại cân đồng hồ phổ biến được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Với tính tiện dụng và công bằng, cân lò xo đảm bảo rằng việc đo lường trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Quy trình hiệu chuẩn cân lò xo cũng đơn giản, giúp người dùng tin tưởng vào sự chính xác của kết quả đo.
1. Cân đồng hồ lò xo là gì?
Cân đồng hồ (hay còn gọi là cân đồng hồ lò xo) là loại cân phổ biến được sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày. Do tính tiện dụng, giá cả rẻ hơn nhiều so với loại điện tử.
Cân đồng hồ lò xo bao gồm loại để bàn và loại có móc treo, thường có cấp chính xác IIII, khả năng cân tới 200kg (theo OIML R76-2006).
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
2.1 Cấu tạo
- Cân lò xo được thiết kế dựa trên nguyên lý của lò xo và nguyên lý cân bằng. Cấu tạo của cân lò xo bao gồm các thành phần chính sau: lò xo, thanh răng, bánh răng, bộ khung đỡ lò xo, kim chỉ, mặt đồng hồ khắc vạch số, vỏ bảo vệ, đĩa cân hoặc móc treo.
- Cân hoạt động dựa trên nguyên lý đàn hồi của lò xo, tạo trạng thái cân bằng khi lò xo chịu tác dụng nén (cân đồng hồ lò xo để bàn) hoặc căng (cân móc treo).
2.1 Nguyên lý hoạt động
- Cân lò xo hoạt động dựa trên nguyên lý của định luật Hooke. Định luật Hooke nói rằng "Độ căng hoặc nén của một lò xo phụ thuộc tỉ lệ trực tiếp với lực được áp dụng lên lò xo." Nguyên lý này được sử dụng để đo lường khối lượng hoặc lực tác động lên lò xo.
- Dưới đây là nguyên lý hoạt động của cân đồng hồ lò xo: Cơ cấu bánh răng, thanh răng sẽ chuyển đổi chuyển động thẳng (căng hoặc nén) của lò xo sang chuyển động xoay tròn, kết hợp với kim chỉ, mặt đồng hồ để chỉ thị kết quả đo. Ngoài ra, còn có một núm xoay bên trên mặt đồng hồ, có tác dụng điều chỉnh về điểm 0 khi không có tải.
- Trên cơ sở những nguyên lí trên, cân lò xo đã trở thành các công cụ phổ biến để tính toán và đo lường khối lượng và lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh doanh đến sản xuất, sức khỏe.
3. Ứng dụng
- Cân đồng hồ lò xo là một thiết bị đo lường phổ biến được sử dụng trong đời sống hàng ngày. Sau đây là một số ứng dụng của cân lò xo trong cuộc sống:
- Đo trọng lượng của các vật nhỏ như thực phẩm, đồ trang sức, tiền xu,....
- Sử dụng trong việc kiểm tra lực kéo và lực nén của các thành phần trong công nghiệp như xây dựng, sản xuất ô tô, máy móc, các bộ phận như lò xo, ống số,....
- Được sử dụng trong các bộ thử thăng bằng và đồng hồ chỉ thị như thước đo áp suất.
- Trong ngành sản xuất, cân lò xo được sử dụng để đo lực phá hủy của các vật liệu, giúp trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Cân lò xo được sử dụng trong ngành chất lượng, giúp đo lường khả năng chịu tải của các thiết bị và vật liệu.
- Trong y học, cân lò xo được sử dụng để đo lượng bột thuốc hoặc lượng thuốc dạng lỏng cần thiết để điều trị cho bệnh nhân.
- Vì vậy, có thể nói rằng cân đồng hồ lò xo là một trong những công cụ đo lường đa năng, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các ngành công nghiệp và y học.
4. Tại sao cần kiểm định cân đồng hồ lò xo?
• Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị;
• Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc;
• Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. (Thông tư 07/2019/TT-BKHCN).
5. Quy trình kiểm định
Trình tự, thủ tục, phương pháp và phương tiện kiểm định cân đồng hồ lò xo đã được qui định cụ thể trong văn bản kỹ thuật ĐLVN 30:2019. Dưới đây là bản trình bày tóm tắt quy trình kiểm định cân đồng hồ lò xo.
Chuẩn đo lường:
- Qủa cân có tổng khối lượng bằng Max, CCX M2
- Qủa cân xác định sai số (1 ÷ 500) g ; (1 ÷ 10) kg, CCX M2
- Khi tiến hành hiệu chuẩn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Nhiệt độ: như nhiệt độ làm việc bình thường của cân;
- Ảnh hưởng của tác động bên ngoài (rung,động,gió,...) không làm sai lệch kết quả.
Trước khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:
- Điền đầy đủ thông tin chung vào phần đầu của bản kiểm định;
- Đặt cân ngay ngắn, kiểm tra độ thăng bằng của cân thông qua quả dọi và kiểm tra sự hoạt động bình thường của cân theo tài liệu kĩ thuật
- Qủa cân chuẩn phải được tập kết đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ và còn trong thời hạn hiệu lực kiểm định.
- Kiểm tra nhãn mác cân, vị trí đóng dấu và dán tem kiểm định;
- Kiểm tra sự đầy đủ của các chi tiết, bộ phận cân;
- Ghi kết quả kiểm tra vào biên bản kiểm định.
5.4.2 Kiểm tra kỹ thuật
- Mặt đồng hồ, thang đo, kim chỉ
- Các chi tiết và bộ phận khác
- Ghi kết quả kiểm tra vào biên bản kiểm định.
- Kiểm tra độ lặp lại
- Kiểm tra chênh lệch kết quả khi đặt tải lệch tâm
- Kiểm tra độ hồi sai
- Cân đồng hồ lò xo đạt các yêu cầu quy định của quy trình này thì được cấp giấy chứng nhận kiểm định và đóng dấu kiểm định và/ hoặc dán tem kiểm định theo quy định. Dấu kiểm định phải được đóng (hoặc tem niêm phong phải được dán) tại các vị trí ngăn cản được việc điều chỉnh độ đúng của cân.
- Cân đồng hồ lò xo không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình này thì không được dán tem kiểm định và xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).
- Chu kỳ kiểm định của cân đồng hồ lò xo là: 24 tháng
Quý khách hàng/doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định thiết bị, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn và báo giá qua thông tin dưới đây:
PHÒNG THÍ NGHIỆM: CÔNG TY TNHH TMDV KỸ THUẬT VÀ ĐO LƯỜNG ĐỒNG TÂM
Địa chỉ: 57-59 Đường số 11, KDC Bình Hưng, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM
SĐT: 028 375 83 869 - Hotline: 0909 347 891 (Mr. Lâm)
Email: info@dongtam-mes.vn
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Hiệu chuẩn đồng hồ bấm giây
- Hiệu chuẩn máy đo ORP
- Hiệu chuẩn tỷ trọng kế
- Hiệu chuẩn cân phân tích và cân kỹ thuật
- Kiểm định cân phân tích và cân kỹ thuật
- Hiệu chuẩn cân đồng hồ lò xo
- Kiểm định cân đĩa
- Hiệu chuẩn cân đĩa
- Kiểm định cân bàn
- Hiệu chuẩn cân bàn
- Hiệu chuẩn máy đo Chlorine
- Hiệu chuẩn máy đo tổng chất rắn lơ lửng (TSS)