CÔNG TY TNHH TM DV KỸ THUẬT VÀ ĐO LƯỜNGĐỒNG TÂM

Kiểm định cân phân tích và cân kỹ thuật

Lượt xem: 801

Nội dung chính

  1. Cân phân tích và cân kỹ thuật
  2. Kiểm định cân phân tích và cân kỹ thuật
  3. Tại sao phải kiểm định cân phân tích và cân kỹ thuật
  4. Quy trình kiểm định - Cân phân tích và cân kỹ thuật

Với sự tiến bộ của công nghệ, cân phân tích, cân kỹ thuật ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lựa chọn để đo lường sản phẩm, hàng hóa và nguyên liệu vì khả năng thực hiện các phép đo với độ sai số rất nhỏ cho đến cực kỳ nhỏ.


1. Cân phân tích và Cân kỹ thuật
 
1.1 Cân phân tích là gì?

Cân phân tích là cân không tự động cấp chính xác đặc biệt (cấp chính xác I theo phân loại của OIML R76, còn gọi là cấp chính xác 1)

Cân phân tích là một dạng cân điện tử chính xác cao, với độ phân giải từ 4 đến 5 số lẻ, được thực hiện để đo các phép đo ở mức rất nhỏ với độ sai số cực kỳ nhỏ. Cân phân tích thường được sử dụng trong các phòng Lab sinh, hóa, điện tử,…

1.2 Cân kỹ thuật là gì?

Cân kỹ thuật là cân không tự động cấp chính xác cao (cấp chính xác II theo phân loại của OIML R76, còn gọi là cấp chính xác 2)

Là dòng cân điện tử có cấp chính xác II hoặc III, được sử dụng trong các lĩnh vực đòi hỏi chính xác cao, chuyên dụng như vàng bạc, đá quý, sản xuất thiết bị trọng lượng nhỏ như linh phụ kiện,...

1.3 Sự khác nhau cơ bản giữa cân phân tích và cân kỹ thuật

Cân phân tích và cân kỹ thuật đều là những loại cân điện tử, nhưng có một số điểm khác biệt chính giữa hai loại cân này:

  • Độ chính xác: Cân phân tích có độ chính xác cao hơn cân kỹ thuật, với sai số tối thiểu là 0,001g hoặc 1mg. Cân kỹ thuật có độ chính xác thấp hơn cân phân tích, với sai số tối thiểu là 0,1g hoặc 10mg.
  • Ứng dụng: Cân phân tích được sử dụng trong các phòng thí nghiệm, bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu và phát triển,... để cân đo các mẫu vật có trọng lượng nhỏ và cần độ chính xác cao. Cân kỹ thuật được sử dụng trong các ngành công nghiệp, sản xuất, thương mại,... để cân đo các vật có trọng lượng lớn hơn và độ chính xác thấp hơn.
  • Màn hình hiển thị: Cân phân tích có màn hình LCD lớn, nhiều thông tin, nhiều chức năng. Cân kỹ thuật có màn hình LCD nhỏ, ít thông tin, ít chức năng
  • Giá cả: Cân phân tích có giá thành cao hơn cân kỹ thuật.
 

2. Kiểm định cân phân tích và cân kỹ thuật
 

Kiểm định cân phân tích và cân kỹ thuật là việc xác định, xem xét tính phù hợp của loại phương tiện so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không. Quá trình kiểm định được thực hiện bởi cấp có thẩm quyền được nhà nước quy định.

Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo thuộc “Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định” theo quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Sau khi hoàn tất quá trình kiểm định, cân phân tích và cân kỹ thuật sẽ được dán tem kiểm định chứng nhận sản phẩm đủ điều kiện.

 

3. Tại sao phải kiểm định cân phân tích và cân kỹ thuật
 

Cân điện tử cần được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng vì khi chưa được kiểm định sẽ bị sai số. Cân điện tử khi nhập khẩu từ nước ngoài về cần được kiểm định để cân được chính xác hơn khi đưa vào sử dụng, tránh gây thiệt hại cho người dùng.

Việc kiểm định cân sẽ làm làm tăng độ uy tín khi sử dụng vì cân được kiểm định bởi các cơ quan có thẩm quyền cấp phép kiểm định.

 

4. Quy trình kiểm định - Cân phân tích và cân kỹ thuật
 

 Trình tự, thủ tục, phương pháp và phương tiện kiểm định cân phân tích, cân kỹ thuật đã được qui định cụ thể trong văn bản kỹ thuật ĐLVN 16: 2021. Dưới đây là bản trình bày tóm tắt quy trình kiểm định cân phân tích và cân kỹ thuật:

4.1 Phạm vi áp dụng
 

- Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sửa chữa đối với cân phân tích và cân kỹ thuật có mức cân lớn nhất không giới hạn và giá trị độ chia kiểm ≥ 1 mg.

4.2 Phương tiện kiểm định
 

- Khi kiểm định cân phân tích: Bộ quả cân chuẩn cấp chính xác E2, F1 hoặc cao hơn

- Khi kiểm định cân kỹ thuật: Bộ quả cân chuẩn cấp chính xác F1, F2 hoặc cao hơn

- Phương tiện khác: Nhiệt kể

 
4.3 Điều kiện kiểm định
 

- Nơi kiểm định phải khô ráo, sạch sẽ, đủ ánh sáng, nhiệt độ nằm trong khoảng nhiệt độ làm việc được nhà sản xuất cân quy định. Biến động nhiệt độ cần nằm trong giới hạn:

  • ± 2 ºC đối với cân phân tích
  • ± 5 ºC đối với cân kỹ thuật

- Ảnh hưởng của tác động bên ngoài (gió, nhiệt, điện từ trường, điện áp lưới, .v.v.) không làm sai lệch kết quả kiểm định.

- Bàn đặt cân phải vững chắc, đảm bảo cân không bị ảnh hưởng bởi các nguồn rung động

 
4.4 Chuẩn bị kiểm định
 

- Làm sạch vị trí đặt cân, bên trong và bên ngoài buồng cân;

- Kiểm tra độ thăng bằng, nếu thấy cần thiết điều chỉnh lại cho cân ngay ngắn, cân bằng;

- Bật nguồn để sấy máy đối với cân điện tử tối thiểu 30 phút hoặc theo yêu cầu của nhà sản xuất.

- Mở cửa buồng cân để cân bằng nhiệt độ giữa không gian bên trong và bên ngoài;

- Đặt các quả cân chuẩn cạnh cân cần kiểm định, ổn định nhiệt độ đối với các quả cân chuẩn trong thời gian không nhỏ hơn giá trị quy định trong bảng 3 (văn bản kỹ thuật ĐLVN 16: 2021)

 
4.5 Tiến hành kiểm định
 
4.5.1 Kiểm tra bên ngoài
 

- Cân phải có đầy đủ các bộ phận và phụ kiện cần thiết.

- Bộ phận chỉ thị của cân phải đảm bảo rõ ràng và đọc được chính xác.

- Cân phải có nhãn hiệu ghi tối thiểu các thông tin sau:

  • Ký hiệu cân hoặc cơ sở sản xuất;
  • Số cân; + Mức cân lớn nhất (Max);
  • Giá trị độ chia kiểm;
  • Cấp chính xác;
  • Giá trị độ chia
 
4.5.2 Kiểm tra kỹ thuật
 

- Bộ phận tiếp nhận tải của cân phải cứng vững và không bị vướng bởi các bộ phận khác của cân.

- Cân phải có vị trí niêm phong đảm bảo ngăn cản được việc điều chỉnh độ đúng của cân.

- Đối với cân phải sử dụng bộ quả cân đi kèm, bộ quả cân này phải có cấp chính xác phù hợp với cân và có giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực.

- Gia tải khởi động 3 lần, mức tải khởi động tương đương (80 ~ 100)% Max. Trong quá trình tải khởi động, cân phải hoạt động bình thường.

 
4.5.3 Kiểm tra đo lường
 

- Quy định chung theo mục 7.3.1 văn bản kỹ thuật ĐLVN 16: 2021

- Xác định sai số tại 1 mức cân theo mục 7.3.2 văn bản kỹ thuật ĐLVN 16: 2021

- Kiểm tra độ động theo mục 7.3.3 văn bản kỹ thuật ĐLVN 16: 2021

- Kiểm tra sai số điểm "0" theo mục 7.3.4 văn bản kỹ thuật ĐLVN 16: 2021

- Kiểm tra độ lệch tâm theo mục 7.3.5 văn bản kỹ thuật ĐLVN 16: 2021

- Kiểm tra độ lặp lại theo mục 7.3.6 văn bản kỹ thuật ĐLVN 16: 2021

- Kiểm tra độ đúng theo mục 7.3.7 văn bản kỹ thuật ĐLVN 16: 2021

 
4.6 Xử lý chung
 

- Cân phân tích, cân kỹ thuật sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định của quy trình kiểm định này được cấp chứng chỉ kiểm định (giấy chứng nhận kiểm định và tem kiểm định và/hoặc dấu kiểm định, .v.v.) theo quy định. Dấu kiểm định phải được đóng (hoặc tem niêm phong phải được dán) tại các vị trí ngăn cản được việc điều chỉnh độ đúng của cân.

- Cân phân tích, cân kỹ thuật sau khi kiểm định nếu không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình kiểm định này thì không cấp chứng chỉ kiểm định mới và xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).

Chu kỳ kiểm định của cân phân tích, cân kỹ thuật: 12 tháng


Quý khách hàng/doanh nghiệp có nhu cầu kiểm định cân phân tích và cân kỹ thuật, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn và báo giá qua thông tin dưới đây:

PHÒNG THÍ NGHIỆM: CÔNG TY TNHH TMDV KỸ THUẬT VÀ ĐO LƯỜNG ĐỒNG TÂM

Địa chỉ: 57-59 Đường số 11, KDC Bình Hưng, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM

SĐT: 028 375 83 869 - Hotline: 0909 347 891 (Mr. Lâm)

Email: info@dongtam-mes.vn