CÔNG TY TNHH TM DV KỸ THUẬT VÀ ĐO LƯỜNGĐỒNG TÂM

Hiệu chuẩn máy đo DO

Lượt xem: 558

-

Nội dung chính

  1. Khái niệm về oxy hòa tan 
  2. Máy đo oxy hòa tan (DO meter) 
  3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
  4. Ứng dụng
  5. Vì sao nên hiệu chuẩn máy đo DO
  6. Quy trình hiệu chuẩn máy đo DO

Máy đo oxy hòa tan là một thiết bị đo chất lượng nước, đo lượng oxy hòa tan trong nước. Máy còn được gọi là máy đo DO. Máy đo oxy có nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau, phục vụ nhu cầu sử dụng tối đa của con người. 

1. Oxy hòa tan là gì?
Oxy hòa tan, hay còn được gọi tắt là DO (Dissolved Oxygen), là lượng dưỡng khí oxy hòa tan trong nước, rất cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật dưới nước như cá, tôm, động vật lưỡng cư, côn trùng v.v. Nồng độ DO trong nước thường được tạo ra do sự hòa tan của không khí và một phần nhỏ là do sự quang hợp của tảo v.v. Khi nồng độ DO trở nên quá thấp sẽ dẫn đến hiện tượng khó hô hấp, giảm hoạt động ở các loài động thực vật dưới nước và có thể gây chết. Nồng độ DO trong tự nhiên khoảng từ 8-10ppm mức độ dao động này phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất và một số tác nhân khác. DO còn là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá sự ô nhiễm nước trong ngành thủy điện.

2. Máy đo oxy hòa tan (DO Meter)

Máy đo oxy hòa tan là một thiết bị đo chất lượng nước, đo lượng oxy hòa tan trong nước. Máy còn được gọi là máy đo DO. Máy đo oxy có nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau, phục vụ nhu cầu sử dụng tối đa của con người. Hiện nay, các loại máy đo DO được sử dụng phổ biến là máy quang đo và máy đo thông thường. Máy quang đo sử dụng hệ thống quang học để thực hiện việc đo đạc, còn các loại máy thông thường sẽ sử dụng hệ thống điện cực để đo.

 

   
 
 

3. Cấu tạo và nguyên lí hoạt động
 
3.1 Cấu tạo
 

Cấu tạo của máy đo DO có thể khác nhau tùy vào từng mẫu mã và kiểu dáng khác nhau. Tuy nhiên, các máy đo DO thường bao gồm các phần chính sau:

  •  Vỏ máy: là bộ phận có chức năng bao bọc, bảo vệ máy và quyết định hình dáng giúp người dùng phân biệt giữa các thương hiệu, model máy khác nhau.
  • Bộ phận đo DO: ở các máy quang đo thì sẽ là hệ thống quang học, ở các máy thông thường thì người ta sử sử dụng đầu dò đo DO.
  • Bộ mạch điện tử: là nơi tiếp nhận và xử lý các thông tin từ người dùng thông qua các phím chức năng, từ mẫu thông qua bộ phận đo rồi thực hiện mã hóa và truyền tới, hiển thị trên màn hình.
  • Các phím chức năng: là bộ phận tiếp nhận những thông tin của người dùng và có chức năng truyền đến bộ mạch điện tử để thiết lập và điều khiển máy.
  • Màn hình: là nơi hiển thị các thông tin giúp người dùng có thể thực hiện thao tác và đọc kết quả dễ dàng hơn.
3.2 Nguyên lý hoạt động của máy đo oxy hòa tan:
- Đối với các máy đo DO sử dụng đầu dò đo DO. Các thiết bị đo DO này không thực hiện đo lượng oxy thực tế trong nước mà nó đo áp suất riêng của oxy trong nước.
- Đầu dò của các thiết bị này sử dụng điện cực mà DO phản ứng với cực âm để tạo ra dòng điện. Áp suất riêng của oxy trong nước càng cao thì sẽ càng có nhiều oxy khuếch tán qua lớp màng của điện cực. Thông qua việc đo dòng điện và áp suất này, máy có thể quy đổi và đo được nồng độ DO của mẫu nước.
 

4. Ứng dụng
Các máy đo DO được ứng dụng để xác định nồng độ oxy hòa tan - DO trong các nguồn nước:
  • Nước trong thủy sinh, thủy canh: xác định được chất lượng nước để đảm bảo chất lượng môi trường sống cho các sinh vật trong nguồn nước đó.
  • Trong ngành sản xuất nước: đảm bảo chất lượng nước.

5. Tại sao nên hiệu chuẩn máy đo DO?
Nếu máy đo DO không được hiệu chuẩn định kỳ, nó có thể cho kết quả sai lệch, gây ra những hậu quả không mong muốn. Việc hiệu chuẩn định kỳ là vô cùng cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc:
  • Đảm bảo độ chính xác của phép đo.
  • Đảm bảo độ tin cậy của kết quả đo.
  • Giúp máy đo hoạt động ổn định.
  • Có thể thực hiện hiệu chuẩn một cách chủ động sau một khoảng thời gian cố định hoặc tính theo tần suất sử dụng.

6. Quy trình hiệu chuẩn máy đo DO
 
6.1 Điều kiện hiệu chuẩn
Khi tiến hành hiệu chuẩn, phải đảm bảo các điều kiện môi trường sau đây:

                        + Nhiệt độ  môi trường: (25 ± 2)°C

                        + Độ ẩm môi trường: (40 ÷ 80) %RH (không đọng sương)

6.2 Chuẩn bị hiệu chuẩn
- Chuẩn bị các phương tiện phụ trợ.
- Chuẩn bị dung dịch chuẩn.
- Chuẩn bị phương tiện đo.
6.3 Tiến hành hiệu chuẩn
6.3.1 Kiểm tra bên ngoài
- Ký, nhãn hiệu: PTĐ phải thể hiện ký, nhãn hiệu của nhà sản xuất
- Vỏ bảo vệ, điện cực đo, phím điều khiển: Không bị vỡ, điện cực không bị đứt, các đầu cổng kết nối không bị vỡ, phím không bị mất hoặc mờ.
6.3.2 Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra cổng kết nối và cáp kết nối giữa PTĐ và đầu đo
- Kiểm tra hoạt động: PTĐ phải hoạt động bình thường.
6.3.3 Kiểm tra đo lường
- Kiểm tra điểm '0'
- Kiểm tra sai số
- Kiểm tra độ lặp lại
6.4  Đánh giá độ không đảm bảo đo
- Ước lượng độ không đảm bảo đo chuẩn thành phần của phép hiệu chuẩn oxy hòa tan
- Độ không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp
- Độ không đảm bảo đo mở rộng
6.5  Xử lí chung
- Phương tiện đo oxy hòa tan sau khi hiệu chuẩn được dán tem, cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn kèm kết quả hiệu chuẩn.
- Chu kỳ hiệu chuẩn được khuyến nghị: 01 năm.
 
 

Quý khách hàng/doanh nghiệp có nhu cầu hiệu chuẩn máy đo oxy hòa tan, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn và báo giá qua thông tin dưới đây:

PHÒNG THÍ NGHIỆM: CÔNG TY TNHH TMDV KỸ THUẬT VÀ ĐO LƯỜNG ĐỒNG TÂM

Địa chỉ: 57-59 Đường số 11, KDC Bình Hưng, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM

SĐT: 028 375 83 869 - Hotline: 0909 347 891 (Mr. Lâm)

Email: info@dongtam-mes.vn